VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Institute for Science, Technology and Business Development

Đồng hành - Phát triển

Chuyên gia Đặng Tuấn Tiến: “Lãnh đạo tử tế, đơn giản từ việc Tuyển đúng người và Giao đúng việc”

Cập nhật 09:10 01/12/2023

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đội ngũ nhân sự tốt luôn là một trong những nền tảng quyết định sự phát triển của công ty. Vì vậy đánh giá đúng năng lực của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vận hành bền vững và tạo ra đội ngũ trung thành.

CGDDT
Cách quản lý nhân tài và nhân sự ngày xưa với ngày nay có nhiều điểm khác biệt (nguồn ảnh: Vneconomy.vn)

Gen Z, thế hệ lao động mới có xu hướng chuyển dịch và nhảy việc cao hơn rất nhiều so với các thế hệ trước vốn thích sự ổn định, nếu họ cảm thấy rằng công việc hiện tại thiếu tính hấp dẫn, thách thức hoặc các yếu tố khác như môi trường làm việc, văn hóa lẫn cơ hội không được thỏa mãn.

Chuyên gia Đặng Tuấn Tiến - Trưởng khoa Đào tạo và Phát triển Doanh nghiệp Viện Khởi nghiệp thực tế RSI nhận định: “Nếu việc quản lý nhân sự ngày xưa tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo làm đúng nghiệp vụ và các tiêu chí cơ bản để người lao động yên tâm công tác lâu dài tại một tổ chức, thì quản lý nhân sự hiện nay tập trung vào việc thu hút, phát triển, động viên và giữ chân những nhân viên tài năng với hiệu suất làm việc cao, có cá tính và sự táo bạo.”

Bên cạnh việc giữ nguyên một số nguyên tắc quản lý nhân sự cơ bản như: định hướng chính xác nhiệm vụ và quyền hạn, chiến lược kinh doanh rõ ràng, chế độ phúc lợi đảm bảo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, thì nhà quản lý cần sâu sát hơn, không chỉ là mục tiêu của tổ chức, mà còn là những mục tiêu và mong muốn của nhân viên để gắn kết và tạo động lực cho họ.

DDDT2
Các tiêu chí hàng đầu để đánh giá tiềm năng của nhân sự (nguồn ảnh: Vneconomy.vn)

Theo chuyên gia Đặng Tuấn Tiến, mỗi người quản lý sẽ có cách đánh giá tiềm năng của nhân sự khác nhau, tuy nhiên có 3 tiêu chí hàng đầu phải kể đến là:

Năng lực làm việc: Một doanh nghiệp tuyển nhân sự về để giúp họ xử lý vấn đề, chứ không phải tạo ra vấn đề. Và năng lực giải quyết vấn đề là khả năng rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và mục tiêu kỳ vọng mà doanh nghiệp đặt ra.

Thái độ làm việc: Rất nhiều nhà quản lý đồng ý rằng, thái độ là nền tảng của mọi thứ. Và thái độ ở đây bao gồm cả sự chính trực, tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hợp tác cũng như sự tử tế với cộng đồng.

Tiềm năng phát triển: Nó đến từ năng lực nền tảng, tinh thần học hỏi và sẵn sàng nâng cấp của nhân viên. Nếu doanh nghiệp nào có được những nhân sự sẵn sàng học hỏi, thì đó là doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai.

Ngoài ra, chuyên gia Đặng Tuấn Tiến đồng tình với việc đánh giá lại năng lực nhân sự định kỳ để phục vụ cho việc tái cấu trúc, điều chuyển hoặc sắp xếp lại bộ máy vận hành, tối ưu hóa năng lực nhân viên và giảm đi những rủi ro, chi phí của doanh nghiệp, miễn là quá trình đó diễn ra một cách công bằng và có tính khách quan.

Nhận định của chuyên gia về vấn đề: “Tuyển đúng người, giao đúng việc”

Có một quan điểm khá phổ biến trong tuyển dụng, đó là “Không tuyển người giỏi, chỉ tuyển người phù hợp”. Tuy nhiên, cần làm rõ: Như thế nào là người phù hợp và như thế nào là người giỏi.

DDDT45
Theo chuyên gia Đặng Tuấn Tiến: “Một số nhà quản lý đang bó hẹp chữ “giỏi” trong khía cạnh về năng lực chuyên môn (nguồn ảnh: Vneconomy.vn)

Theo chuyên gia Đặng Tuấn Tiến: “Một số nhà quản lý đang bó hẹp chữ “giỏi” trong khía cạnh về năng lực chuyên môn, tức là một người có kinh nghiệm và năng lực nhất định về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Nhưng cần hiểu rộng ra, một ứng viên “giỏi” phải có khả năng thích nghi để phù hợp với cả môi trường, văn hóa lẫn những thách thức của công việc, nơi ứng viên đầu quân về.”

Anh làm rõ thêm điều này khi chia sẻ về trải nghiệm tham gia một chương trình huấn luyện về teamwork: “Chúng ta học về teamwork, không phải để chúng ta xây dựng đội ngũ, mà để khi chúng ta tham gia vào bất kỳ đội ngũ nào, chúng ta cũng đều phối hợp được. Đó mới là người có kỹ năng teamwork giỏi.”

Từ quan điểm đó, chúng ta thấy rằng, “Đúng người, đúng việc” là tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách phù hợp với một công việc cụ thể. Bao gồm sự phù hợp về kỹ năng, kinh nghiệm, văn hóa công ty, đội ngũ và cuối cùng là phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Mặt khác, chuyên gia Đặng Tuấn Tiến đưa ra sự lưu ý cho doanh nghiệp trước khi bàn đến vấn đề làm sao để “Tuyển đúng người, giao đúng việc”, đó là nhà quản lý cần có khả năng mô tả rõ yêu cầu công việc, liệt kê tiêu chí và trách nhiệm rõ ràng.

“Không bao giờ có người nhân viên nào toàn năng. Tất cả nhà lãnh đạo tử tế đều hiểu được điều này. Hãy nhớ rằng, mỗi người chúng ta chỉ có thể giỏi ở 1 lĩnh vực nhất định. Nhân viên của chúng ta cũng thế”, anh chia sẻ.

Tác giả TUẤN SƠN (Nguồn: Vneconomy.vn)

Bài viết khác
Chuyên gia, Luật sư Trần Nhật Hoàng chia sẻ kiến thức pháp lý doanh nghiệp

Chuyên gia, Luật sư Trần Nhật Hoàng chia sẻ kiến thức pháp lý doanh nghiệp

'Gen Z là chìa khóa cạnh tranh trong nền kinh tế mới'

'Gen Z là chìa khóa cạnh tranh trong nền kinh tế mới'

"Cafe cùng chuyên gia - Coffee Talk": Kết nối và chia sẻ phát triển doanh nghiệp

Cafe cùng chuyên gia - Coffee Talk: Sân chơi tri thức, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp

Cafe cùng chuyên gia - Coffee Talk: Sân chơi tri thức, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp

AIA Việt Nam nâng chất lượng đội ngũ tư vấn với mô hình kinh doanh

AIA Việt Nam nâng chất lượng đội ngũ tư vấn với mô hình kinh doanh

Khơi nguồn tài chính, quản trị xanh cho doanh nghiệp

Khơi nguồn tài chính, quản trị xanh cho doanh nghiệp